Tranh Đông Hồ là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của tranh đông hồ
Việt Nam nổi tiếng với ngàn năm văn hiến. Một trong những nét độc đáo trong văn hóa nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam còn được lưu giữ và truyền lại cũng như phát triển cho đến thời điểm nay chính là tranh đông hồ Đây là tranh xuất phát từ một làng nghề phí Bắc của nước ta với lịch sử hơn trăm năm tồn tại và phát triển. Vậy tranh Đông Hồ là gì? Có gì đặc biệt hơn những loại tranh khác? Nguồn gốc và ý nghĩa của nó ra sao? Hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé!
Tác phẩm “Đám cưới chuột” – bức tranh đặc trưng tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ và lịch sử của nó?
Tranh Đông Hồ là gì?
Tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian cổ truyền nổi bật nhất của Việt Nam. Thể loại tranh Đông Hồ chính dòng tranh được in từ ván khắc gỗ.
Tác phẩm “Mục đồng thả diều”
Tranh Đông Hồ lần đầu biết đến là do người dân ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh sáng tạo và phát triển trở thành làng nghề cũng như gìn giữ nó trong suốt hơn mấy trăm năm qua.
Dựa vào nội dung chủ đề, mà người ta chia tranh Đông Hồ thành 7 thể loại chính, gồm:
- Tranh thờ;
- Tranh chúc tụng;
- Tranh lịch sử;
- Tranh truyện;
- Tranh phương ngôn;
- Tranh cảnh vật;
- Tranh phản ánh sinh hoạt.
Lịch sử, nguồn gốc của tranh Đông Hồ:
Làng Mái chính là tên thuở xa xưa của làng Đông Hồ hiện nay. Tranh Đông Hồ đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ XVII tại Làng Mái. Nhưng phải đến những năm cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1994, thì đây mới được coi là thời kỳ cực thịnh của dòng tranh Đông Hồ.
Tác phẩm “Chăn trâu thổi sáo” – Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
Làng Mái lúc ấy, ai ai cũng tất bật, bận rộn trong việc tham gia sản xuất tranh và làm tranh Đông Hồ được coi như là nghề cao quý nhất của làng lúc ấy.
Đặc biệt, dịp Tết là khoảng thời gian mà tranh Đông Hồ được tiêu thụ nhiều nhất trong năm. Vì vậy, có thể nói khoảng thời gian bắt đầu từ tháng 7, tháng 8 hằng năm. Người dân trong làng ai nấy cũng đều tất bật làm tranh để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.
Ý nghĩa, và cách thể hiện nội dung của tranh Đông Hồ:
Tranh Đông Hồ được coi như là tác phẩm nghệ thuật mà ở nơi đó, người dân làng Đông hồ đã thổi hơi thở cũng như nhịp sống của họ vào mỗi tác phẩm àm họ tạo ra.
Phần lớn tranh Đông Hồ thể hiện, phác họa lại đời sống thường nhật của người dân trong làng với mong muôn những điều tốt đẹp nhất đến với họ: một cuộc sống gia đình hòa thuận, tình người, một cuộc sống sung túc, ấm no, an nhàn, bình an,… Nhưng cũng mang ý nghĩa thể hiện sư nghị lực, ý chỉ của con người trong cuộc sống, …
Cặp tranh “Vinh hoa – Phú quý” – thể hiện ước muốn ấm no, sung túc
Nội dung và hình thức biểu đạt của dòng tranh Đông Hồ là rất đa dạng và phong phú. Phần lớn, tranh Đông Hồ tập trung chỉ yếu đi sâu vào miêu tả tính thực trong cuộc sống sinh hoạt, lao động rất đời thường với mối quan hệ giữa những con người với nhau. Bên cạnh đó, tranh Đông Hồ còn thể hiện những ước muốn, cầu được bình yên, no đủ như cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài.
Nét khiến tranh Đông Hồ trở nên đặc biệt chính là tính triết lý của nó. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc, nửa thực nửa hư vì thế nó mang tính trừu tượng cao, khiến người xem phải ngẫm nghĩ. Mặc dù ý nghĩa của tác phẩm sâu cây là như thế nhưng cách thể hiện lại có màu sắc rất tươi mới, dí dỏm đó chính điều làm bên tên tuổi của tranh Đông Hồ.
Các nét độc đáo, đặc trung làm nên thương hiệu tranh Đông Hồ:
Nếu so sánh tranh Đông Hồ với các thể loại tranh hiện đại ngày nay, có thể nguyên liệu để làm nên không đắt tiền bằng nhưng giá trị lại cao hơn gấp nhiều lần. Vậy điều gì đã làm nên sự đặc biệt ấy cho tranh Đông Hồ? Sau đây là 3 lý do chính cũng chính là đáp án cho điều đặt biệt của tranh Đông Hồ.
Giấy vẽ đặc biệt:
Điều tạo nên sự khách biệt đầu tiên của tranh Đông Hồ chính là giấy vẽ của nó. Khác với các loại tranh vẽ thông thường khác trên thị trường hiện nay, giấy vẽ của tranh Đông Hồ là loại giấy được làm nên từ vỏ sò. Sau khi đã nghiền nát của những vỏ sò thanh bột, người ta sẽ trộn nó với hồ rồi sử dụng chổi lá thông để quét lên bề mặt của giấy một cách thật cẩn thận, nhẹ nhàng để tạo nên những đường nét thật tinh tế.
Đặc biệt, đẻ bức tranh có hôn hơn, nghệ nhân làng Đông Hồ phải sử dụng loại giấy trắng tính, hơi có chút ánh nhũ lấp lánh mới có thể toát lên được “thần thái” của bức tranh . Và loại giấy này được làm từ vỏ sò điệp.
Tác phẩm “ Hứng dừa” – biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi
Bên cạnh giấy vẽ thì ván khắc in tranh cũng là điều đáng chú ý đến. Ván khắc để in tranh gồm 2 loại: ván in màu và ván in nét. Đều được làm từ loại gỗ vừa mềm vừa dai để nghệ nhân có thể dễ dàng in, khắc. Chính là 2 loại gỗ: gỗ thị và gỗ thừng mực.
Màu sắc từ thiên nhiên:
Màu sắc được in trên tranh Đông hồ hoàn toàn là loại màu làm từ các nguyên liệu có trong tự nhiên, không pha. Ví dụ như:
- Dùng hoa hòe để tạo sắc vàng,
- Lá chàm hoặc gỉ hồng để làm nên xanh,
- Màu đen đến từ lá tre,
- Còn màu đỏ thì được làm từ gỗ vàng,…
Tác phẩm “Đàn lợn âm dương”
Tùy thuộc vào nội dung cũng như cách mà nghệ nhân muốn truyền tải thông điệp vào tác phẩm mà họ sẽ tô vẽ với những nét đậm, nhạt khác nhau. Chính vì thế mà màu sắc trong tranh Đông Hồ khá đơn giản nhưng lại mang nét ân tượng vô cùng. Đây cũng chính là điểm mà ta dễ dàng phân biệt được tranh Đông Hồ so với các loại tranh khác.
Phân chia bố cục một cách rõ ràng:
Bố cục trong tranh Đông Hồ luôn được xây dựng một cách rất rõ ràng. Mặc dù, hình ảnh của tranh thường là về đời sống thường nhật, những sự vật, hiện tượng rất gần gũi trong đời sống nhưng không vì thế mà bố cục của nó không được chau chuốt, àm ngược lại, bố cục của tranh Đồng Hồ luôn là điểm nhấn của nó.
Tác phẩm “Gà mẹ gà con” – bố cục được thể hiện rõ ràng
Cũng nhờ vậy mà tranh Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia vào tháng 12 năm 2012.
Nguy cơ mà tranh Đông Hồ phải đối mặt:
Nguy cơ lơn nhất mà tranh Đông Hồ đang phải đối mặt chính là nguy mơ bị mai mọt trước tác động của thời gian, thời đại, công nghệ hiện đại cũng như nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật ngày nay của người dân cũng có nhiều sự thay đổi lớn.
Bên cạnh đó, tranh Đồng Hồ đang dần dần đánh mất chính mình, đánh mất cái “cổ truyền” trong nó. Vì mục địch lợi nhuận, thương mại mà người ta chuyển dần sang sử dụng màu, giấy vẽ công nghiệp để tiết kiệm vốn.
Tác phẩm “Đánh ghen”
Hơn thế, một số nơi còn lượt bỏ cả phần in, khắc chữ Hán, chữ Nôm – vốn là một trong những phần bố cực quan trọng làm nên nét riêng của tranh Đông Hồ.
Nghề làm tranh Đồng Hồ hiện nay đang gắng gượng, tồn tại một cách “yếu ớt”. Những số liệu gần đây cho thấy, hiện nay chỉ còn 3 nghệ nhân làm tranh và vài gia đình vẫn duy trì nét truyền thống dân gian này.
Trước nguy cơ này, Bắc Ninh đã có một số biện pháp, trước mắt nhằm bảo tồn sau là để phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian của nước ta. Thông qua dự án: “Bảo tồn văn hóa phi vật thể làng tranh Đông Hồ”.
by Tùng Lâm